sáng kiến kinh nghiệm:
Tháng Hai 18, 2023 11:00 sángCHUYÊN ĐỀ : MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
- Lí do chọn đề tài
Rèn đọc cho học sinh yếu là việc rất quan trọng và cấp bách cho học sinh ở ngay đầu cấp tiểu học. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi coi việc phụ đạo học sinh yếu là khâu quan trọng hàng đầu.
Bước vào lớp Một là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của các em. Kỹ năng đọc của học sinh lớp Một cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn … vv
Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu, bài mà các em viết.
Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác, cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tâm lý, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Từ đó sử dụng phương pháp dạy phù hợp sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi các em sẽ thích học.
- Các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1
– Giáo viên xác định được yêu cầu chung của môn học
– Khảo sát và phân loại đối tượng học sinh.
– Hướng dẫn học sinh nắm vững các nét cơ bản.
– Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng học âm.
– Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng học vần.
– Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng đọc tiếng trong phần tập đọc.
– Sửa lỗi cho học sinh khi đọc bài:
– Rèn đọc ở các môn học khác và ở sách báo ngoài chương trình
– Kết hợp chặt chẽ với gia đình trong việc rèn đọc cho học sinh yếu.
- Các phương pháp dạy đọc cho học sinh lớp 1
– phương pháp trực quan
– phương pháp đàm thoại
– phương pháp luyện tập thực hành
– phương pháp hoạt động theo nhóm
– phương pháp trò chơi.
- Kiến nghị:
– Giáo viên cần nắm vững những nguyên nhân học sinh còn đọc yếu, giúp học sinh ôn tập củng cố, nắm chắc cấu trúc âm, vần Tiếng Việt và phụ đạo ngay từ đầu năm.
– Tạo điều kiện để học sinh yếu được đọc nhiều hơn so với các học sinh khác, kết hợp vận dụng một số phương pháp và hình thức phù hợp với từng học sinh, sửa sai tỉ mỉ và kịp thời, động viên khuyến khích các em dù là tiến bộ rất nhỏ.
– Giáo viên phải chịu khó, kiên trì, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, thực sự yêu thương học sinh, sự quyết tâm rèn luyện của giáo viên là yếu tố quyết định sự thành công.
- b) Đối với nhà trường
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên hàng tuần, hàng tháng để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên.
Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi dự giờ góp ý rút kinh nghiệm, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học để tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên cùng nhau trao đổi thảo luận tìm ra những phương pháp hay, những kinh nghiệm quý trong dạy học Tiếng Việt nói riêng cũng như các môn học nói chung.
Bổ sung thêm một số tài liệu tham khảo vào thư viện nhà trường đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học, tổ chức trò chơi học tập trong các môn học để giáo viên mượn nghiên cứu.